Tin tức

Top 8 xu hướng công nghệ sẽ thống trị giai đoạn 2017 – 2018

Top 8 xu hướng công nghệ sẽ thống trị giai đoạn 2017 – 2018

30/10/2017 10:32
Trong vài năm qua, Cloud (điện toán đám mây) được xem như là công nghệ của tương lai. Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, cloud giờ đây đã được xem như một chuẩn mực cần phải có. Vậy những xu hướng tiếp tiếp theo là gì?
 
 

Artificial Intelligence (AI)

AI là một phần mềm, chương trình, hoặc một hệ thống của các máy móc và thiết bị khác nhau, được tạo ra từ code với khả năng học, làm việc, phản ứng và hành động tương tự như con người.

Tất nhiên hiện tại, AI vẫn chưa thể đạt tới mức độ giống một cách hoàn hảo, nhưng khả năng trả lời câu hỏi, chuẩn đoán bệnh, giao tiếp với khách hàng, nhận biết nét chữ giọng nói hay thậm chí là lái xe đều đã thực hiện được. Chúng ta có quyền tin tưởng rằng AI machine có thể đạt tới sự hoàn hảo không còn là tương lai quá xa vời.

Big Data & Analytics

‘Big Data’ là thuật ngữ dùng để miêu tả các bộ dữ liệu rất lớn và thường được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó mà chúng không thể được xử lí bằng công nghệ và phương thức truyền thống.

Khi kết hợp với những công nghệ khác, big data có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho kinh doanh, khoa học và cuộc sống con người. Những nhiệm vụ như dự báo tình hình giao thông, phân tích media content, gợi ý sản phẩm và dịch vụ phù hợp hay cả dự đoán các xu hướng trong tài chính đều có thể thực hiện được nhờ vào Big data

Tự động hóa trong công nghiệp

Tự động hóa cho phép máy tính xử lý thông tin hay thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại với sự chính xác và hiệu quả hơn so với thủ công. Tự động hóa không chỉ giúp tăng năng suất mà nó còn giảm chi phí nhân công và cải thiện chất lượng cũng như tính linh hoạt trong sản xuất.

Nhưng khi tự động hóa được kết với Big data và AI, computers có thể bắt đầu thực hiện những yêu cầu phức tạp, đưa ra quyết định, dự đoán cũng như gợi ý. Nói cách khác, máy móc đã có khả năng đưa ra những hành động như con người.

Một ví dụ tuyệt vời là công nghệ đỗ xe tự động của Ford Motor Co., vốn kết hợp IoT, GPS, Big Data & AI nhằm dự đoán khu vực trống trong bãi đỗ xe ngay từ trước khi tài xế đến địa điểm. Hệ thống sẽ tự động hướng dẫn tài xế đến vị trí đỗ xe cũng như nhắc nhở thời gian và giá đậu xe.

Internet of Things (IoT)

IoT không chỉ được áp dụng cho các thiết bị cá nhân hoạt động độc lập mà chúng còn có thể kết nối, trao đổi và phản ứng lại các ảnh hưởng bên ngoài lên toàn bộ thiết bị, tổ chức và cả thành phố. Có thể nói các thiết bị này ngày càng thông minh khi được điện tử hóa bằng cách tích hợp micro-processors và thiết bị sensor. Một ví dụ điển hình là bệnh viện tại Singapore đang thu thập và nghiên cứu data về tiếng ồn nhằm có thể đưa ra các cảnh bảo cho những tình huống nguy hiểm để có thể phản ứng kịp thời.

IoT đã góp phần định hình cho ngành công nghệ 4.0, cùng với big data, AI và Automation. Theo Cisco, tới 2050, sẽ có khoảng 50 tỉ IoT machine toàn cầu.

Blockchain

Blockchain là một peer-2-peer technology, vốn ban đầu được phát triển như core component cho bitcoin và có tính bảo mật rất cao (bởi encode system phức tạp) với timestamped.

Thông tin trong blockchain chỉ có thể thay đổi khi thỏa mãn điều kiện của tất cả các block. Do đó, cho dù một phần của blockchain bị sụp đổ, phần còn lại sẽ vẫn giúp bảo đảm tính bảo mật cho thông tin. Do đó mà nó trở thành một giải pháp lí tưởng đối với các loại dữ liệu “nhạy cảm” và tài liệu quan trọng, đòi hỏi phải rõ ràng về nguồn gốc và xuất xứ.

Blockchain hiện đã được áp dụng vào các giao dịch tài chính toàn cầu với sự hiệu quả và an toàn cao, giúp cho việc kinh doanh phát triển tốt. Không những thế, blockchain đã bắt đầu xuất hiện trong cả các lĩnh vực khác như luật, logistics và supply chain, etc.

Virtual Reality (VR) & Augmented Reality (AR)

VR & AR cho phép chúng ta trải nghiệm thế giới theo một góc nhìn khác biệt vốn chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng. Trong những năm gần đây, các công ty như Google, Microsoft & Facebook đang cố gắng vượt qua ranh giới và phát triển những loại sản phẩm mới cho giải trí cũng như nghiên cứu khoa học.

AR có thể xem như là “spin off” từ VR. Nó cho phép user không chỉ thấy mà còn tương tác với trong một thế giới ảo. Một trong những ví dụ điển hình của AR là các công ty châu Á đã áp dụng công nghệ Microsoft Hololens, cho phép khách hàng xem căn nhà và trải nghiệm trước cả khi nó được xây dựng.

Headless interfaces

Headless interfaces đã trở nên nổi tiếng hơn, với AR / VR, IoT, Echo Dot, sensor cho phép user dùng giọng nói và cử chi tay để tương tác với màn hình một cách tự nhiên mà không cần dùng tới chuột, bàn phím hay màn hình cảm ứng. Trong tương lai, các gamer còn có thể chơi game thông qua cử chỉ.

Quá trình phát triển của headless interfaces đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn với sự xuất hiện càng nhiều các sản phẩm SDK như Hololens SDK, Amazon Lex và các dịch vụ đám mây khác như Google Speech, Microsoft Cortana etc.

Software Architecture hiện đại

Software Architecture hiện đại bao gồm nhiều model khác nhau, như micro-services, serverless & reactive architecture. Tuy vậy, chúng đều có điểm chung là có khả năng chia nhỏ các ứng dụng thành những dịch vụ nhỏ gọn, dễ phân phát cũng như tái sử dụng vốn hoạt động rất tốt trong đám mây điện tử, liên kết trao đổi thông qua API và dễ dàng thay đổi qui mô.

Bởi vì mỗi dịch vụ chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ nhất định và de-coupled từ nhau nên chúng có thể phối hợp với nhau nhằm tạo ra một app nhanh chóng.

Tất cả các ví dụ được nêu trên đều đã được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư tài năng tại NashTech, công ty hàng đầu tại Viet Nam, chuyên tư vấn và phát triển các international projects dành cho global client như Ford, Google, Hearst Corporation, Kings College London và Nestle.