Tin tức

TẠI SAO SINH VIÊN CNTT NÊN CÓ CHỨNG CHỈ CCNA ?

TẠI SAO SINH VIÊN CNTT NÊN CÓ CHỨNG CHỈ CCNA ?

01/09/2021 16:09

Chứng chỉ CCNA là gì?

CCNA là chữ viết tắt của Cisco Certified Network Associate, là chứng chỉ quốc tế do hãng sản xuất thiết bị mạng hàng đầu thế giới Cisco Systems cấp.

Những kỹ sư, chuyên viên mạng được nhận chứng chỉ CCNA được công nhận trên toàn thế giới, họ được chứng nhận là có một nền tảng kiến thức về mạng (networking) bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.

Theo một nghiên cứu, thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.

Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco )

Sở hữu chứng chỉ CCNA, chìa khóa thành công trong sự nghiệp

CCNA là chứng chỉ CNTT cơ bản nhất cần có

Bất chấp việc dư thừa lao động tại các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng,… nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT tại Việt Nam ngày càng tăng. Dự kiến năm 2021, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Kèm theo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chuyên môn đối với nhân sự ngành CNTT ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, CCNA đã dần trở thành một chứng chỉ nền tảng cơ bản cần có của bất kỳ chuyên viên quản trị mạng nào.

CCNA giúp mở rộng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Chứng chỉ CCNA là chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Thật vậy, chứng chỉ CCNA luôn được ưu tiên so với các chứng chỉ khác vì nó được cấp bởi Cisco – Ông lớn ngành IT-Networking. Hơn thế nữa, phần lớn các ngân hàng, các bộ ban ngành nhà nước, tổng cục, công ty liên doanh, Viettel, FPT,… đều sử dụng thiết bị của Cisco. Vì vậy, nắm vững kiến thức nền tảng trong CCNA là điều bắt buộc trong nhiều yêu cầu tuyển dụng.

CCNA là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới

Chứng chỉ CCNA do Pearson VUE cấp là chứng chỉ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới. Chứng chỉ CCNA chứng nhận rằng kỹ thuật viên có kỹ năng lắp đặt bộ chuyển mạch, bộ định tuyến trong môi trường mạng phức tạp, bên cạnh đó là kỹ năng cấu hình và vận hành LAN, WAN và dịch vụ truy cập quay số từ xa, ứng dụng giao thức, nắm vững một số kiến thức về an ninh mạng, hệ thống kết nối mạng không dây.

CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…

 

Vậy học CCNA sau ra làm gì?

  • Có đủ khả năng thiết kế, thi công những hệ thống mạng bao gồm từ thi công các hệ thống cáp mạng, cáp tường đến cấu hình các thiết bị, tóm lại là một giải pháp kết nối toàn diện.
  • Có khả năng thiết lập và cấu hình các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN)
  • Có khả năng quản trị và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
  • Nắm vững cơ sở và nền tảng lý thuyết của hệ thống mạng, giúp bạn tiếp tục theo học các khóa học cao hơn như CCNP, CCIE.
  • Nắm vững lý thuyết, các công nghệ mạng diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để có thể làm việc trong những hệ thống mạng WAN.
  • CCNA là cánh cửa bước vào ngành quản trị mạng, vì nó cung cấp đầy đủ các khái niệm chuyên ngành cơ bản nhất. CCNA cũng là điều kiện tiên quyết để sở hữu các chứng chỉ nâng cao hơn như CCNP, CCIE và giúp định hướng theo các hướng chuyên sâu hơn như Security, Data Center, Service Provider, Wireless,…

 

Nơi nào sử dụng những người có chứng chỉ CCNA?

Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco – hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 40 người sở hữu chứng chỉ này).

Hiện sản phẩm Cisco được sử dụng phổ biến tại các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): VNPT, FPT, Viettel,..; các tập đoàn trên thế giới; các ngân hàng, các trường Đại học – Cao đẳng; các bộ; tổng cục; công ty liên doanh;… nên để có thể làm việc tại các tập đoàn này thì ứng viên nên có tối thiểu kiến thức của CCNA.

Cisco là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp mạng viễn thông đứng vào hàng lớn nhất thế giới. Khác với Microsoft hay hệ thống Linux/Unix/Solaris, Cisco tập trung vào các công nghệ mạng trục, các hệ thống backbone, các hệ thống mạng của ISP (Internet Service Provider), IXP (Internet Exchange Provider) và các dịch vụ mạng thông minh cao cấp như Content Network, Voice, Truyền hình. Một cách hình tượng, ta ví von hệ thống Microsoft như xây dựng một ngôi nhà lớn hoàn thiện, còn Cisco là xây dựng các con đường bằng phẳng, kết nối những ngôi nhà lớn với nhau, tạo thành những hệ thống thông tin Internet đồ sộ hiện nay.

Với những công nghệ phức tạp, tinh xảo, hiện đại vốn biến đổi hàng giờ, Cisco hiểu rằng chỉ có một nguồn nhân lực với kỹ thuật cao, kiến thức nền tảng vững vàng mới có thể đáp ứng được bước tiến, áp lực của sự phát triển ấy. Do đó, từ năm 1996, Cisco đã đưa ra một hệ thống các bằng cấp phân lớp. Ngoài việc thể hiện trình độ của một cá nhân, các bằng cấp này còn thể hiện uy tín, khả năng làm hài lòng khách hàng, khả năng hỗ trợ, làm việc, v.v… của công ty ấy. Hệ thống bằng cấp cùng với chính sách khuyến khích các công ty đối tác (partner) đầu tư vào việc thi lấy các chứng chỉ để công ty tuyển dụng có thể đạt được những danh hiệu như Premier, Bronze, Silver và Gold Partners, từ đó được hưởng những sự ưu đãi vể giá cả, hỗ trợ của Cisco đã thật sự tạo nên cơn khát nhân lực sở hữu các chứng chỉ Cisco không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

 

Tại sao sinh viên CNTT nên có chứng chỉ CCNA?

Trước những thay đổi, lạc hậu nhanh chóng của công nghệ hiện tại, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), đầu tư cho kiến thứ nền tảng, kiến thức cơ sở ngành là một trong những ưu tiên cho bất cứ ai muốn tiến xa, vững chắc hơn trong con đường sự nghiệp của mình. Trong thời đại hạ tầng CNTT được xem là hạ tầng của các hạ tầng, trong đó môi trường mạng máy tính là nền tảng trước hết cho bất kỳ một hệ thống nào, các khóa học CCNA, MCSA càng trở nên quan trọng, căn bản đầu tiên mà mỗi sinh viên ngành CNTT, Điện tử – Viễn thông nên đầu tư càng sớm càng tốt.

 

Học CCNA ở đâu?

Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD trải qua gần 17 năm hoạt động, BKACAD là một thương hiệu mạnh trong hoạt động đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực CNTT.

- BKACAD là Học viện mạng Ủy quyền lâu đời nhất của Cisco tại Việt Nam

- Giáo trình chuẩn của hãng, cập nhật những kiến thức mới nhất

- Hỗ trợ 58% lệ phí thi Chứng chỉ quốc tế

- Thời gian thực hành >60% tại phòng Lab hiện đại

- Tặng 03 buổi ôn thi chứng chỉ quốc tế với chuyên gia hàng đầu

- Học viện duy nhất có Co - working Space và không gian khởi nghiệp Lotte Start-up

- Cam kết hỗ trợ việc làm cho học viên sau khóa học qua hệ thống việc làm BK-Jobs.

 

Đăng ký ngay để tham gia khóa học Chuyên viên Quản trị Mạng CCNA V7.0

 

---------------------------------------------

CHƯƠNG TRÌNH HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BKACAD

Đào tạo chuẩn Quốc tế - Cam kết hỗ trợ việc làm sau khoá học.

Quản trị Mạng - Quản trị hệ thống - Lập trình viên - Chuyên gia Bảo mật...

Website: http://www.bkacad.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Bkacad/

Hotline: 036.779.1116

Add: P214, Nhà A17, Số 17 Tạ Quang Bửu, HN